Truyền thông xã hội

Cơ hội cho du lịch xứ Lạng

04-07-2022 09:58

Lạng Sơn - địa danh nổi tiếng với trên 150 di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật là chùa, đền, đình với những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như Chùa Bắc Nga,

 SunGroup đang nhanh chóng triển khai các giai đoạn tiếp theo để đưa Mẫu Sơn thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và du lịch sinh thái, văn hoá độc đáo của cả nước.

Đền Mẫu Đồng Đăng (huyện Cao Lộc); Chùa Tam Thanh, Chùa Thành, Đền Kỳ Cùng – Tả Phủ (thành phố Lạng Sơn); Chùa Tân Thanh (huyện Văn Lãng), Đền Bắc Lệ (huyện Hữu Lũng)… Cùng với đó, nơi đây có Khu du lịch Mẫu Sơn được tạo nên với hàng trăm ngọn núi lớn, nhỏ... gối đầu nhau trên độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển.

Lạng Sơn cũng được biết đến với các cửa khẩu quốc tế, nhiều đường mòn lối mở để vừa phát triển kinh tế biên mậu vừa phát triển du lịch... Đến với xứ Lạng, bên cạnh trải nghiệm và khám phá du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch văn hóa tâm linh và du lịch sinh thái... thì du khách còn được thưởng thức những đặc sản như: Lợn quay, vịt quay, ngồng cải, bánh ngải, na dai, mật ong, hồng Bảo Lâm... Cùng hòa mình với văn hóa các dân tộc bản địa qua các lễ hội truyền thống; khám phá phố đi bộ Kỳ Lừa, chợ Đông Kinh...

Phục hồi du lịch trở lại

Hiện nay, tỉnh Lạng Sơn đang huy động mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tại các địa bàn có tiềm năng, lợi thể nổi bật như: Thành phố Lạng Sơn, Khu du lịch Mẫu Sơn, huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng, Bình Gia...

Ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết, để du lịch phát triển xứng tầm với những tiềm năng sẵn có, tỉnh tập trung xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch làm đa dạng hóa loại hình du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, trong đó tập trung phát triển những sản phẩm là thế mạnh của tỉnh như du lịch văn hóa, lế hội, tâm linh; du lịch biên giới, cửa khẩu; du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch thể thao mạo hiểm… để tạo điểm nhấn thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Theo ông Hà, trong giai đoạn từ năm 2017-2019 tốc độ tăng trưởng về khách du lịch của tỉnh tăng 5,1%, doanh thu tăng 7%. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 du lịch của tỉnh sụt giảm cả về lượng khách và doanh thu.

“Với thông điệp “Lạng Sơn điểm đến an toàn - thân thiện - hấp dẫn”, chúng tôi đang triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch đồng thời có các phương án đón khách du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn', ông Hà thông tin.

Vừa qua, sự kiện diễn ra tại Mailand Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn đã thu hút gần 100.000 lượt khách đổ về trong 5 ngày từ 29/04 đến 03/05, riêng trong ngày khai mạc có gần 60.000 người tham dự. Thành công của Lễ hội Kỳ Hoa chính là màn mở đầu rực rỡ cho quá trình phục hồi và phát triển ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn, góp phần thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước triển khai các dự án lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương này. Đây cũng là sự kiện du lịch nổi bật của vùng Đông Bắc mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.

Mục tiêu đến năm 2025, Khu du lịch Mẫu Sơn đón khoảng 800 nghìn lượt khách, trong đó có trên 35 nghìn lượt khách quốc tế; đến năm 2030 đón trên 1,0 triệu lượt khách du lịch, trong đó trên 50 nghìn lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch đến năm 2030 đạt trên 3.400 tỉ đồng; tạo việc làm cho trên 4.000 lao động trực tiếp.

“Tô điểm” cho du lịch xứ Lạng

Hiện nay, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đang đẩy mạnh công tác khảo sát, đánh giá hiện trạng, tiềm năng du lịch các địa phương. Từ đó đưa ra phương án hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng một số mô hình sản phẩm du lịch, tour du lịch mới, độc đáo, an toàn như: Các mô hình du lịch văn hóa, sinh thái, cộng đồng gắn với phát triển các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống tại một số địa phương; hỗ trợ phát triển các sản phẩm du lịch mới, độc đáo phát huy thế mạnh tại địa phương đó (cắm trại, leo núi, chèo thuyền kayak ở Hữu Lũng; Lộc Bình) gắn với từng đối tượng khách du lịch.

Song song với đó, triển khai có hiệu quả đề án đô thị thông minh trong đó có hệ thống du lịch thông minh. Tỉnh tập trung xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho từng khu, điểm danh lam thắng cảnh đi liền với việc phát triển hệ thống ấn phẩm, vật phẩm quảng bá; vật phẩm lưu niệm, sản vật địa phương.

Đặc biệt, theo Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Mẫu Sơn đến năm 2030 xác định theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư; chú trọng kết nối với các khu, điểm có tiềm năng phát triển du lịch trong tỉnh và các vùng lân cận để tạo tuyến du lịch liên hoàn, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch.

Lạng Sơn cũng đã thành lập Công viên địa chất và đang bắt đầu quá trình xây dựng hồ sơ đề nghị Unesco công nhận công viên địa chất toàn cầu. Đây dự kiến là một sản phẩm mới của tỉnh, là một mô hình phát triển kinh tế-xã hội bền vững, phát huy giá trị tổng thể của các loại hình di sản và sẽ là điểm nhấn để thu hút khách du lịch đến với Lạng Sơn.

Được biết, về lâu dài tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng và ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh đến năm 2030. Hiện, tỉnh đang xây dựng Quy hoạch kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong đó có nội dung quy hoạch phát triển du lịch với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và các định hướng quan trọng nhằm khai thác hiệu quả, bền vững những tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh. Đây là những cơ sở quan trọng để ngành cụ thể hóa, từng bước xây dựng các sản phẩm du lịch cụ thể, phần phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trong của tỉnh vào năm 2025, phấn đấu đến năm 2030 thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn/co-hoi-cho-du-lich-xu-lang-226002.html

Tin liên quan